Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Tài chính cá nhân có nguy cơ suy giảm

03:30


Tài chính của người tiêu dùng Việt Nam vào thời hiện đang có xu thế than thở, tại bảy thành phố lớn của đất nước hình chữ S này thì tài chính cá nhân của người tiêu dùng lại bị suy giảm mặc dù họ cũng đã biết kinh tế Việt Nam từ trung hạn đến dài hạn sẽ tăng. 

Đây là “mâu thuẫn” đáng chú ý trong Báo cáo khảo sát về Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam (CCI) trong tháng 9 do ANZ và Roy Morgan công bố hôm nay 23-9. Chỉ số này đã đã tăng nhẹ sau một thời gian suy giảm.

Tuy nhiên, đây chưa hẳn là tin vui bởi có một sự khác biệt rõ ràng giữa đánh giá tình hình tài chính cá nhân trong ngắn hạn và đánh giá về triển vọng nền kinh tế từ trung hạn đến dài hạn.

Đáng chú ý là số hộ gia đình cho rằng tình hình tài chính của họ hiện tại tốt hơn năm ngoái, và kỳ vọng sẽ tốt hơn trong vòng 1 năm tới đang giảm. Tuy nhiên, trong khi niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình tài chính cá nhân đang suy giảm, thì niềm tin vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam từ trung hạn đến dài hạn lại tăng khá mạnh mẽ.

Theo kết quả khảo sát, CCI tháng 9 đã cải thiện nhẹ, tăng thêm 1,6 điểm so tháng 8 và cao hơn 0,3 điểm so với cùng kỳ tháng 9 năm trước (Tháng 9-2014: 135 điểm). Các tác giả báo cáo cho rằng chỉ số đạt mức tăng nhẹ bởi sự lạc quan của người tiêu dùng về triển vọng nền kinh tế trong năm tới.

Về mâu thuẫn ở trên, họ lý giải rằng “những đánh giá tình hình tài chính cá nhân trong ngắn hạn có thể đã bị tác động bởi các chính sách giảm giá tiền đồng và nới rộng biên độ tỷ giá trong tháng 8. Các biện pháp này đã khiến nhập khẩu đắt hơn cho một hộ gia đình thu nhập mức trung bình ở Việt Nam.”

Xét về tình hình tài chính cá nhân, 29% người tiêu dùng Việt Nam (giảm 2 điểm phần trăm so với tháng 8) cho rằng tình hình tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” năm ngoái, mức thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 11 năm 2014. Ngược lại, 22% (không thay đổi) người tiêu dùng cho biết tình hình tài chính gia đình họ “xấu hơn”. 

Có 55% số người tiêu dùng (giảm 3 điểm phần trăm so với tháng 8) kỳ vọng rằng tình hình tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này năm tới, đây là mức thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 1-2015. Tuy nhiên, chỉ 6% (không thay đổi) số người tiêu dùng dự đoán tình hình tài chính gia đình họ sẽ “xấu hơn”. 

Thêm vào đó, 50% người tiêu dùng (tăng 4 điểm phần trăm so với tháng 8) cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới. Ngược lại, 12% (không thay đổi) người tiêu dùng dự đoán rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”. Trong vòng 5 năm tới, 61% người tiêu dùng Việt Nam (tăng 6 điểm phần trăm so với tháng 8) kỳ vọng rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới so với chỉ 7% (không thay đổi) người tiêu dùng Việt Nam dự đoán rằng tình hình kinh tế sẽ ở “trạng thái xấu”. 

“Việt Nam tiếp tục khẳng định sự bình ổn đáng kể của mình khi là nền kinh tế duy nhất ở châu Á không có ghi nhận tăng trưởng âm về xuất khẩu và nhập khẩu. Việt Nam đã mạnh mẽ thoát khỏi sự suy thoái kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, các động lực kinh tế của Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng của một môi trường thương mại toàn cầu đang suy yếu, và chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 này cho thấy những tín hiệu đầu tiên về sự thận trọng của người tiêu dùng trong nước,” chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của ANZ, ông Glenn Maguire, nói.

Ông tiếp: “Chúng tôi cho rằng khả năng niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ sụt giảm mạnh là không có. Với dòng vốn đầu tư FDI mạnh mẽ trong những năm vừa qua tác động tích cực lên hoạt động thương mại của Việt Nam trong những tháng sắp tới, chúng tôi kỳ vọng cao về khả năng phục hồi của Việt Nam.”

Nguồn: thesaigontimes

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

© 2013 HSBC - Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và Doanh nghiệp. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top