Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngan-hang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngan-hang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, ngân hàng Việt Nam nên vui hay buồn?

Ngày 16-17/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) họp. Tâm điểm chờ đợi của cả thế giới là quyết định có tăng lãi suất hay không, nếu tăng thì 0,25% hay bao nhiêu ?, và Việt Nam sẽ ra sao?
Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, ngân hàng Việt Nam nên vui hay buồn?

Theo TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, câu hỏi trên đã có cả một quá trình, có thể nhìn nhận ở các giác độ khác nhau..

Từ năm 2008, kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng. Mỹ đã sử dụng nhiều biện pháp để cứu chữa, ở mức độ nào đó cũng góp phần cứu chữa nền kinh tế thế giới. Bằng toa thuốc nào, loại thuốc gì? Đó là đưa tiền ra thật nhiều, trợ cấp, cứu trợ cho các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp… Từ đó kéo theo các nước châu Âu cũng phải xử lý các căn bệnh của nền kinh tế mình.

Bên cạnh việc đưa tiền ra thật nhiều, FED hạ lãi suất thật thấp để tạo chi phí vốn rẻ để mọi người, mọi nhà có thể tiếp cận chi phí đó rất thấp, để tạo ra sức sống mới, mạnh mẽ hơn để phục hồi nền kinh tế.

Đến nay, trong cái bệnh viện của hậu khủng hoảng, bệnh nhân mang tên kinh tế Hoa Kỳ đã có những dấu hiệu hồi phục. FED họp, tập hợp các giáo sư, bác sĩ để hội chẩn và đưa ra quyết định có điều chỉnh đơn thuốc và liều lượng hay không.

Từ 2008, đến nay đã 7 năm ròng. Nếu người bệnh khỏe lên rồi mà cứ tiếp tục uống thuốc thì lại phản tác dụng. Các bác sĩ phải theo dõi từng ngày từng giờ để điều chỉnh.

FED đóng vai trò là một nhóm bác sĩ, có sứ mệnh theo dõi sức khỏe nền kinh tế Mỹ, kể đơn, cho thuốc. Tất nhiên, họ còn phải theo dõi các nền kinh tế khác nữa như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản…, vì sự liên thông và chu chuyển của dòng vốn trên thế giới không giới hạn trong khuôn khổ nước Mỹ.

Tín hiệu hơn là con số

Theo chuyên gia Trương Văn Phước, cái hay của FED là họ đưa ra quyết định dựa trên hội đồng, bằng các phiếu thành viên, chứ không cho “xuất viện” theo lệnh của một trưởng khoa nào đó.

Thứ nữa, họ cân nhắc thận trọng từng chỉ báo của nền kinh tế. Như với bệnh nhân là nhịp tim, huyết áp… Vậy nên, lẽ ra quyết định về lãi suất đã được FED đưa ra từ phiên họp hồi tháng 6/2015, nhưng họ đã rất cân nhắc. Bởi như thế nào được xem là hồi phục và chỉnh toa, bớt thuốc?

Mới rồi, tăng trưởng kinh tế Mỹ công bố 3,7%, theo TS. Phước, đã làm ngỡ ngàng các thị trường. Lạm phát có chiều hướng tăng lên và đi vào mục tiêu 2%. Cũng như người bệnh, khi hồi phục và bước nhanh hơn thì nhịp tim hoặc hơi thể mạnh lên.

Nhưng, các giáo sư, bác sĩ của FED lại rà soát thêm chỉ báo về thất nghiệp và việc làm. Từ hồi xẩy ra khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ lên tới 10%, nay đã giảm xuống còn 5,1%.

Chưa đủ, nếu tháng 8/2015 trở về trước bình quân mỗi tháng họ tạo được việc làm cho 220.000 người, nhưng vừa rồi chỉ 173.000 người. Sự sụt giảm này thêm vào cuộc họp ngày 16-17/9 này những tính toán.

Với những diễn giải trên, chuyên gia Trương Văn Phước cho rằng, điều đáng chờ đợi hơn, giá trị hơn ở cuộc họp của FED là tín hiệu, chứ không hẳn là con số 0,25% hay 0,5% nếu quyết định tăng lãi suất.

“Tăng hay giảm lãi suất ở cuộc họp đó không quá quan trọng. Điều quan trọng hơn là người ta đang xem hội đồng y khoa này bình luận thế nào về sức khỏe bệnh nhân, và điều đó tác động đến toàn thế giới. 0%, 0,25%, hay con số nào đó chưa hẳn là cái gì, nhưng nó là giá trị tín hiệu”, ông Phước nói.

“Vốn sẽ ở lại Việt Nam”

Trong bệnh viện của các nền kinh tế sau khủng hoảng, Việt Nam cũng có tên, cũng liên quan. Việt Nam đã hội nhập, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhanh qua các năm, nợ nước ngoài cũng không ít, vốn vào cũng nhiều, nên cũng phải canh chừng cuộc họp này.

Ngày 19/8 vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định điều chỉnh kép tỷ giá, trên nền dự tính ảnh hưởng từ cuộc họp và khả năng FED nâng lãi suất.

Nhưng theo ông Trương Văn Phước, Việt Nam có những đặc điểm mà chúng ta không quá lo ngại.

Việt Nam là một nền kinh tế mở cửa, hội nhập, đang phát triển và cần một tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu sử dụng vốn lớn. Các dòng vốn vào Việt Nam có lợi ở một nền kinh tế có chênh lệch lãi suất cao, đã kiềm chế được lạm phát ở mức thấp, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và đặc biệt là vĩ mô ổn định.

Riêng về tỷ giá, ông Phước cho rằng, vì thị trường đã quen với sự quá ổn định và quá bình lặng những năm qua, chứ còn một nền kinh tế một năm biến động tỷ giá 3-4% là bình thường.

Ông cũng nêu quan điểm, một số quan ngại về tình huống FED tăng lãi suất USD lên, có sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các nền kinh tế để quay ngược lại về Mỹ là đúng, nhưng không đúng với Việt Nam.

“Đương nhiên, có trường hợp công ty này, công ty kia chuyển bao nhiêu vốn này nọ thì không thể loại trừ, nhưng về bản chất tuyệt đại bộ phận vốn sẽ ở lại Việt Nam”, ông Phước dự báo.

Chuyên gia này nhắc lại nhận định và các cơ sở của mình: vĩ mô ổn định, lãi suất ở mức cao so với lãi suất USD, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tỷ giá tương đối ổn định, nền kinh tế tăng trưởng đang cần nhiều vốn…, nên Việt Nam sẽ vẫn là điểm đến đón nhận sự dịch chuyển của các dòng vốn, thay vì quan ngại có đảo chiều.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Tỷ giá đồng USD/VNĐ sẽ tiếp tục tăng sau ngày 17/9

Sau ngày cuộc họp ngày 17/9, Mỹ sẽ cho lãi suất đồng USD tặng mạnh, kèm theo đó thì tỷ suất so với đồng Việt Nam sẽ tăng mạnh. Không chỉ Việt Nam bị ảnh hưởng mà các nước trên thế giới cũng nằm trong số đó.

Tỷ giá đồng USD/VNĐ sẽ tiếp tục tăng sau ngày 17/9

Các nền kinh tế thế giới đang hướng về cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh nhất từ năm 1984, theo số liệu của Bloomberg. Đây được xem là cuộc họp kịch tính nhất trong vòng nhiều năm qua của FED, khi mà quyết định tăng lãi suất, vốn được rào đón từ đầu năm, nhiều khả năng sẽ được đưa ra. Mỹ đã giữ lãi suất thấp kỷ lục 0-0,25% trong gần 7 năm nhằm giúp kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng.

Trao đổi với VnExpress, chuyên gia của Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận định dù còn nhiều ý kiến khác nhau trên thế giới, song khả năng quyết định được đưa ra là rất lớn, khi bức tranh kinh tế quý II của Mỹ đã sáng sủa hơn (GDP tăng 2,3%, cao hơn hẳn quý trước). Các chỉ báo kinh tế khác như lạm phát, việc làm... cũng hỗ trợ việc tăng lãi suất. Tuy vậy, nếu quyết định này được đưa ra sẽ ảnh hưởng ở quy mô toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cuộc họp cuối tuần này của FED được cho là đáng chờ đợi nhất kể từ khi bà Janet Yellen đảm nhiệm chức Chủ tịch. Ảnh: AP.

Áp lực trước hết sẽ hướng vào tỷ giá. Theo nhiều chuyên gia, lãi suất tăng cũng đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên, tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND, vốn được Ngân hàng Nhà nước cam kết không điều chỉnh cho đến quý I/2016.

Trước đó, ngày 19/8, khi quyết định tăng tỷ giá thêm 1%, nới biên độ lên 3%, cơ quan điều hành tự tin cho rằng mức điều chỉnh này giúp "tiền đồng đủ linh hoạt trong việc ứng phó với khả năng FED nâng lãi suất". Tuy vậy, nhiều chuyên gia trong nước cho rằng nhà điều hành không nên quá lạc quan với lập luận này.

Theo chuyên viên phân tích Dương Mỹ Thanh của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), nguy cơ đồng nhân dân tệ tiếp tục bị Trung Quốc phá giá hoặc đồng USD tăng mạnh hơn dự kiến vẫn còn. Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng nhìn nhận cách điều chỉnh vừa qua của nhà điều hành hàm ý đối phó với những biến động trên thị trường nhiều hơn là "đón đầu" - điều rất khó xảy ra trên thị trường tài chính.

Tuy vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính Học viện Tài chính, việc tỷ giá chính thức có giữ được hay không vẫn phụ thuộc vào ý chí của Ngân hàng Nhà nước. "Ngân hàng trung ương cam kết mạnh bao nhiêu thì việc găm giữ đôla của người dân sẽ ít đi bấy nhiêu. Thường các nhà đầu cơ không có khả năng nắm giữ đôla trong suốt một thời gian dài nhưng Ngân hàng Nhà nước lại có thể để giữ ổn định. Đã hứa như vậy thì họ sẽ làm được", ông nói.

Biên độ giao dịch đôla của các ngân hàng thương mại hiện là +/-3% sau hai đợt nới vừa rồi. Nhiều ý kiến cho rằng nhà điều hành có thể tái sử dụng công cụ này để đảm bảo cam kết "không tăng tỷ giá" của mình. Theo phân tích của VCSC, điều này có thể xảy ra bởi như năm 2009, biên độ cũng đã từng là +/-5% so với tỷ giá tham chiếu. Như vậy, về mặt lý thuyết, Ngân hàng Nhà nước có thể giữ được cam kết từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh tỷ giá nữa bằng cách để thị trường quyết định qua việc tiếp tục nới biên độ giao dịch.Áp lực nợ công hiện rất lớn và việc Mỹ tăng lãi suất sẽ thêm sức ép tới những người làm chính sách. Do đó, khả năng có những đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh như trong tháng 8 từ nay đến cuối năm được vị chuyên gia này đánh giá là sẽ không còn.

Quyết định của FED còn thử thách cam kết không tăng lãi suất VND mà Thống đốc đưa ra trong cuộc gặp với các ngân hàng mới đây. Chia sẻ với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khi đôla mạnh lên có thể xuất hiện sự dịch chuyển từ tiền đồng sang đôla nên khả năng ngân hàng phải tăng lãi suất huy động sẽ không tránh khỏi, từ đó lãi suất cho vay cũng tăng theo. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ lại tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không để lãi suất VND tăng, bất chấp đồng đôla Mỹ lên giá. "Hiện không có lý do gì để tăng lãi suất khi lạm phát đang thấp cả. Lãi suất có thể không giảm thêm được nên nhà điều hành sẽ làm mọi cách để nó không tăng"

Báo cáo của Công ty chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá: “Cuộc họp của FED sẽ thu hút chú ý mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, thay đổi sâu rộng đến thế giới, đặc biệt là dòng vốn, giá cả hàng hóa quốc tế. Khi thị trường không có nhiều tin tức hỗ trợ, tình hình vĩ mô thế giới vẫn phức tạp, việc thiếu vắng sự định hướng thị trường của khối ngoại trong tháng 8 và có thể là cả trong tháng 9 khiến cơ hội mua bán trở nên kém thuận lợi hơn”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, câu chuyện FED tăng lãi suất sẽ khiến dòng vốn ngoại rút ra khỏi các thị trường đang phát triển đã được dự báo từ trước, nên sẽ không xảy ra một cơn khủng hoảng tâm lý quá lớn trên thị trường.

"Về lý thuyết thì có nguy cơ vốn tại một số nơi sẽ bị rút khi FED tăng lãi suất. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong cơ cấu danh mục của các nước khác nên tôi nghĩ họ sẽ chuẩn bị tương đối cho việc này từ lâu và không có ảnh hưởng mạnh", ông Nguyễn Đức Độ dự đoán.

Thị trường biến động, tại sao ngân hàng lại tăng lãi suất tiền gửi?

Trong bản tin tài chính- ngân hàng tuần vừa qua có nhiều biến động khi giá vàng giảm nhẹ. Tỉ suất đồng Việt Nam/ USD tiếp tục tăng. Có lẽ thời buổi USD tăng cũng là lúc huy động vốn của Ngân hàng hay sao? chúng ta cùng điểm qua thông tin các chuyên gia lý giải, tại sao ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi?
Thị trường biến động, tại sao ngân hàng lại tăng lãi suất tiền gửi?

Việc một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động đang được dư luận, nhất là người gửi tiền rất quan tâm. Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu: “Hiện tượng lãi suất tiền gửi tăng ở một số ngân hàng thương mại nhỏ có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn và có tính chất tạm thời. Sự dịch chuyển của các khách hàng gửi tiền trong thời gian qua đã trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến các ngân hàng nhỏ phải điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động”.

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Minh Thụy (Viện Kinh tế-Tài chính) cũng đánh giá, việc một số ngân hàng vừa và nhỏ tăng lãi suất huy động ngắn hạn bước đầu sẽ nâng cao được khả cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong việc thu hút được lượng khách hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ tăng lãi suất phổ biến trong kỳ hạn ngắn 3 – 6 tháng chứ hiếm tăng ở các kỳ hạn dài. Điều đó cho thấy, việc tăng lãi suất chủ yếu phục vụ nhu cầu tăng vốn, thu hút khách gửi tiền còn về lâu dài các ngân hàng chưa dám tăng vốn huy động vì họ vẫn lo ngại vấn đề tỷ giá và các diễn biến thị trường tài chính cuối năm.
Thị trường biến động, tại sao ngân hàng lại tăng lãi suất tiền gửi?

Nhiều công ty chứng khoán mới đây cũng đã đưa ra các báo cáo nhận định: Biến động về tỷ giá tạo kỳ vọng và gây sức ép đối với mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Để giữ vững niềm tin của người người gửi tiền vào VND và tạo một khoảng cách đủ hấp dẫn so với lãi suất tiền gửi USD (đề phòng cả trường hợp Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED tăng lãi suất trở lại trong tuần này), nhiều khả năng mặt bằng lãi suất huy động VND sẽ có xu hướng tăng lên nữa trong thời gian tới. Mức độ điều chỉnh của các ngân hàng có thể sẽ khoảng dưới 0,5% cho giai đoạn cuối năm.

Trong bối cảnh kỳ vọng về lạm phát đang ở mức thấp và Chính phủ đang muốn duy trì lãi suất ổn định một thời gian để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại, các chuyên gia nhận định Ngân hàng Nhà nước sẽ không để lãi suất huy động biến động quá mạnh bởi điều này có thể làm gia tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng và làm gia tăng chi phí vốn vay của khu vực doanh nghiệp.

Được biết, tổng cộng mức mất giá của VND so với USD từ đầu năm là 5,1%, gần bằng biên độ chênh lệch giữa lãi suất huy động VND và USD trung bình cũng đang vào khoảng 6%. Những diễn biến đến từ kinh tế Trung Quốc (đặc biệt những động thái tiếp tục can thiệp mạnh vào tỷ giá đồng NDT vừa qua) và khả năng tăng lãi suất của FED trong tuần này (có thể với biên độ mạnh trên 0,5%) là những rủi ro khách quan có thể chi phối (nhưng không lớn) đến quyết định của Ngân hàng Nhà nước với thị trường tiền tệ trong thời gian tới.

Trả lời câu hỏi của báo chí: Giả sử FED tăng lãi suất trong tuần này sẽ tác động thế nào đến lãi suất VND? PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia phân tích: Hàng loạt Ngân hàng trung ương các nước đã lường trước việc FED có thể tăng lãi suất nên ít nhiều đã giảm giá đồng bản tệ. Và nếu FED có tăng lãi suất thì chỉ tác động không đáng kể đến lãi suất thị trường toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Ông Ngân cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng vẫn nên duy trì lãi suất tiền gửi VND 4-7%/năm để bảo đảm lãi suất cho vay phổ biến từ 6-10%/năm nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất. “Theo tôi, với lãi suất tiền gửi VND phổ biến 4,5-7%/năm đã bảo đảm lãi suất thực dương cho người gửi tiền, lãi suất cho vay phổ biến 6%-10%/năm là hợp lý”-ông Ngân nói.

Để khuyến khích người dân nắm giữ tiền đồng và tiếp tục gửi tiền đồng vào ngân hàng, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, không chỉ mỗi việc các ngân hàng cứ đua nhau tăng tiếp lãi suất huy động mà Việt Nam cần kiểm soát lạm phát tốt nữa. “Lạm phát thấp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho mặt bằng lãi suất, bởi lãi suất tiền gửi phải luôn bảo đảm mức sinh lời. Ngoài ra, chúng ta còn cần để người gửi tiền tăng thêm niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Muốn vậy, các ngân hàng cũng phải được tái cơ cấu hiệu quả để hoạt động ổn định. Ngân hàng Nhà nước cần thông tin rõ việc tái cơ cấu ngân hàng đang tiến triển tốt, không gây xáo trộn cho người dân, từ đó đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ phù hợp với các mục tiêu chính sách” - ông Long nhận định.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng cho TP.HCM và Hà Nội. Biểu lãi suất áp dụng từ 7h30 ngày 11.9.2015.

Theo đó, lãi suất huy động tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng đều tăng 0,1% lên lần lượt là 4,5%/năm; 5,5%/năm và 6,2%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng 0,2% lên 4,9%/năm. Đây là mức lãi suất tính cho cuối kỳ. Lãi suất USD và Euro của Sacombank phổ biến ở mức 0,75%/năm, riêng kỳ hạn 12 và 13 tháng với huy động Euro là 0,1%/năm và 0,12%/năm.

Ngoài Sacombank, một số ngân hàng như ABBank, SaigonBank, SeAbank cũng tăng lãi suất huy động 0,1-0,3%/năm. Thậm chí một số ngân hàng tăng 0,5% như tại Viet Capital Bank lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng 0,5% và kỳ hạn dưới 3 tháng tăng 0,1%/năm.

Bài viết Hot

Được tạo bởi Blogger.
 

© 2013 HSBC - Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và Doanh nghiệp. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top