Thời gian cuối năm là điều kiện thuận lợi để tăng kinh doanh sản xuất phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nhưng lại cũng quá khó khăn về những chi phí đầu năm khi vay vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại ngân hàng.
Vay vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày nay đang dần tăng mạnh và cũng không kém phần lo âu của nhiều chủ doanh nghiệp khi đang đối đầu với vấn đề chi phí vào những dịp đầu năm, đặc biệt là đầu năm 2016.
Chi phí đầu năm là một bài toán khá là quan trọng mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có lời giải để sắp xếp phù hợp vào mỗi khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sẽ có sự thay đổi vào năm 2016 có thể có rất nhiều yếu tố và cụ thể hơn là 3 yếu tố dưới đây.
Tăng mức lương tối thiểu vùng
Với mức lương tối thiểu vùng tăng thêm từ năm 2016 như trên, ắt hẳn một loạt chi phí mà doanh nghiệp phải chi vì quyền lợi của NLĐ sẽ tăng thêm. Một khi quỹ lương doanh nghiệp phải tăng, chi phí đóng BHXH và BHTN tăng cho NLĐ cũng tăng theo.
Chính phủ đã quyết định tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 với mức 12,4%(2), tương đương 250.000-400.000 đồng cho bốn vùng. Khi đó, mức lương tối thiểu mới của vùng 1 sẽ là 3,5 triệu đồng/tháng (tăng 400.000 đồng/tháng so với năm 2015); vùng 2 là 3 triệu đồng/tháng (tăng 350.000 đồng/tháng so với năm 2015); vùng 3 là 2,7 triệu đồng/tháng (tăng 300.000 đồng/tháng so với năm 2015) và vùng 4 là 2,4 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng/tháng so với năm 2015).
Theo điều 4 và điều 5 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp dù cho có hay chưa có công đoàn cơ sở đều có nghĩa vụ nộp kinh phí công đoàn với mức đóng là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ.Vì quỹ tiền lương này chính là tổng mức tiền lương của những NLĐ thuộc đối tượng đóng BHXH nên quỹ tiền lương tăng thì kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp đóng cũng tăng.
Chi phí thuế có thể tăng cao.Chi phí thuế có thể tăng cao
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế ngày 13-8-2015 được Bộ Tài chính trình lên Chính phủ(1), chi phí trả lãi tiền vay vốn của doanh nghiệp vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu sẽ không được xem là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Nếu chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu (5:1) đối với lĩnh vực sản xuất, vượt quá bốn lần vốn chủ sở hữu (4:1) đối với các lĩnh vực còn lại thì được xem là khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; và từ ngày 1-1-2019, tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu là 4:1 đối với lĩnh vực sản xuất và 3:1 đối với các lĩnh vực còn lại.
Riêng đối với tổ chức tín dụng và một số ngành, nghề, lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành đã có các quy định riêng về tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu thì thực hiện theo các quy định đó.
Tăng chi phí chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
Một khi chi phí đóng BHXH tăng tất yếu dẫn đến chi phí đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ cũng tăng vì tiền lương tháng đóng BHTN của doanh nghiệp cho NLĐ theo quy định của Luật Việc làm được dựa trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
Doanh nghiệp phải chi 18% quỹ tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) và tiền lương dùng làm căn cứ đóng BHXH chỉ bao gồm mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động, theo quy định tại điều 92 và điều 94.1 Luật BHXH 2006. Nhưng, từ ngày 1-1-2016 trở đi, Luật BHXH 2014 có hiệu lực và thay thế Luật BHXH 2006 sẽ thay đổi cách tính tiền lương này, theo hướng là, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH từ ngày 1-1-2016 trở đi sẽ bao gồm mức lương và phụ cấp lương.
Thậm chí khả năng các doanh nghiệp có thể cơ cấu lại các khoản trả cho NLĐ thành các khoản bổ sung khác không phải là tiền lương hay phụ cấp lương để giảm các khoản chi phí đóng BHXH được thấp hơn cũng khó thực thi, vì theo định nghĩa của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23-6-2015, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương - một quy định chung chung, mơ hồ khiến doanh nghiệp cũng khó phân định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét