Trước đây, để kích thích nền kinh tế, cạnh tranh nhau. Eurozon và Ấn Độ đã kích thích nền kinh tế và đã phá giá đồng tiền. Khi phá giá đồng tiền lượng ngoại tệ sẽ chênh lệch. Khi đó thị trường 2 khu vực này được kích thích và được đầu tư nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế và cạnh tranh với các khu vực. Bây giờ, cộng đồng Euro và Ấn Độ cảm thấy không cần thiết để kích thức bằng phương pháp đó nên có dấu hiệu ngừng điều tiết nên kinh tế.
1. Đồng Rupee của Ấn Độ đã giảm 10% so với đồng USD
Mức chi tiêu từ ngân sách liên bang của Ấn Độ cùng với mức tiêu thụ mạnh mẽ đã góp phần vào sự tăng tốc của nền kinh tế quốc gia. Trong khi thâm hụt ngân sách nằm trong mục tiêu 3,9%, và lạm phát ở mức thấp 3,66% trong tháng 8.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính của Ấn Độ đang tích cực gây sức ép cho Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) trong việc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.
Tuy nhiên, RBI đã hạ thấp chi phí đi vay ở mức 0,75% trong năm nay xuống còn 7,250% do cuộc suy thoái toàn cầu trong các loại hàng hóa và các cuộc đấu tranh nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh.
"Tôi không nghĩ thêm kích thích kinh tế ở giai đoạn này là cần thiết", ông Subramanian, cố vấn kinh tế, cho biết.
Chính phủ Ấn Độ dự kiến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong năm tài chính này sẽ đạt 8,1-8,5%.
Trong năm nay, đồng Rupee của Ấn Độ đã giảm 10% so với đồng USD. Tuy nhiên, nếu chính phủ Ấn Độ có thể quản lý để tránh kích thích kinh tế hơn nữa, thì đồng Rupee có thể bền vững hơn với tỷ giá ổn định hơn. Chính vì vậy, các cơ quan kinh tế của Ấn Độ vẫn bày tỏ kỳ vọng vào kinh tế đến nỗi quốc gia này không cần phải đưa ra các chính sách kích thích mạnh hơn nữa.
2. Euro giảm lạm phát và tăng chỉ số tiêu dùng trong những năm tới
Ewald Novotny, Thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đã bày tỏ sự miễn cưỡng của các ngân hàng trong việc mở rộng các biện pháp kích thích kinh tế, như mua trái phiếu, trong tương lai.
Ông cho biết: "Chính sách tiền tệ là một chính sách trong tầm tay. Chúng ta không nên hành động theo một cách quá tích cực".
Hiện tại, ECB đã mua gần 60 tỷ USD trái phiếu nhà nước và trái phiếu tư nhân trong 19 quốc gia thành viên của Eurozone, với tổng giá trị gói kích thích nền kinh tế trong khu vực ước tính đến tháng 9.2016 đạt gần 1,2 nghìn tỷ USD.
Chương trình mua trái phiếu được đưa ra nhằm thêm thanh khoản tiền cho nền kinh tế của khu vực châu Âu và điều này sẽ giúp tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, các chính sách của ECB nhằm thúc đẩy lạm phát hiện đang ở mức thấp, đây được xem là mối đe dọa cho sự ổn định kinh tế trong toàn bộ khu vực.
Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi dự kiến ở mức 1,1% trong năm 2016 và 1,7% trong năm 2017, trong khi mục tiêu lạm phát ECB sẽ là 2%.
ECB gần đây đã chỉ ra các biện pháp điều chỉnh xa hơn.
Mặc dù mối quan tâm chính là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc yếu đi sẽ đè nặng lên giá cả hàng hóa và tỷ lệ lạm phát ở các nước tiên tiến. Dù vậy, GDP ở khu vực đồng euro vẫn đang tăng.
Hiện nay, nếu đồng Euro và đồng Ruppe ngừng trượt giá so với đồng USD và duy trì trạng thái ổn định, thì cả khu vực Eurozone và Ấn Độ sẽ thoát khỏi cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu, những phát triển gần đây đã chứng minh rằng khu vực Eurozone và Ấn Độ có thể đưa ra những chỉ dẫn đúng đắn.
Tốc độ tăng trưởng và triển vọng kinh tế lạc quan của cả khu vực Euro và Ấn Độ đã chứng minh rằng, không cần thiết phải phá giá tiền tệ hơn nữa để đáp ứng khả năng cạnh tranh.
Ngược lại, để đáp ứng khả năng cạnh tranh và phát triển nền kinh tế, các nước như: Brazil, Trung Quốc và Nam Phi, có thể mở rộng phạm vi phá giá đồng tiền trong tương lai do những quốc gia này phải đấu tranh với những rắc rối về cấu trúc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét